Trang chủ Blog Du Lịch Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương –...

Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước P3

878
0

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TPHCM – ĐỒNG NAI (30km) – BÌNH DƯƠNG (30km) – BÌNH PHƯỚC (114km). TIỂU VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ 

Tổng quan về tỉnh Bình Phước

Lịch sử hình thành

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hoà, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định Geneve 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể.

Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay.

Ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.

Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế – Văn hoá – Xã hội, ngày 02-07-1976 tại Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá VI, Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc Thủ Đức (Tp.HCM), chia thành 07 huyện, thị và 01 thị xã. Tháng 02/1978, huyện Bình Long được chia thành 02 huyện: Bình Long và Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 02 huyện: Phước Long và Bù Đăng.

Ngày 01-01-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng.Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài.

Ngày 01-09-1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 20-02-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003 NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp, được tách ra từ hai huyện Bình Long và Lộc Ninh. Ngày 01-05-2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 08 huyện, thị, 94 xã, phường và thị trấn.

Vị trí địa lý

Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.

Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.

Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.854km2. Trong đó trên ½ diện tích là đất đỏ Bazan. Có 41 dân tộc anh em trên cả nước sinh sống tại Bình Phước. Ngoài dân tộc Kinh, các dân tộc khác chiếm 18% dân số toàn tỉnh. Trong số này, dân tộc S’tiêng chiếm tới 55%, phần còn lại là các dân tộc: Nùng, Kh’mer, M’nông…

Đất đai ở Bình phước thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su…Khí hậu Bình Phước thuộc dạng nhiệt đới gió mùa ổn định, chia thành hai mùa trong năm (,mùa mưa bắt đầu tư tháng 05 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu tù tháng 11 đến tháng 04 ), lượng mưa trung bình là 2.400mm/năm. Bình Phước hầu như không có lụt và bão lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 26,50C .

Tài nguyên thiên nhiên ở Bình Phước là rừng với hệ sinh thái động- thực vật phong phú và đa dạng . Rừng và đất rừng ở Bình Phước có khoảng 360.000ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nơi đây tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao, bằng lăng…

Danh lam thắng cảnh

  • Cửa khẩu Hoa Lư
  • Hang bà Bảy Tuyết
  • Khu du lich Hồ Sóc Xiêm
  • Thác đứng
  • Cầu 38
  • Thôn 8 của người M’ nông
  • Cửa khẩu Hoàng Diệu
  • Đập Bà Mụ
  • Khu du lịch Hồ Suối Lam
  • Thác Mơ
  • Sóc BomBo Nhịp chày giã gạo
  • Vườn quốc gia Bù Gia Mập
  • Thác Voi
  • Thác Dakmai
  • Thác số 4
  • Trảng Cỏ Bù Lạch
  • Rừng nguyên sinh Cát Tiên
  • Thăm bến đò thôn 1

Di tích lịch sử

  • Sóc BomBo
  • Phú Riềng Đỏ
  • Bia Tưởng niệm
  • Đồi Bằng Lăng
  • Trên cầu Daklung
  • Mộ 3.000 người
  • Bia chiến thắng
  • Dinh tỉnh trưởng Bình Long
  • Trường tiểu học An lộc B

Di tích văn hóa

  • Căn cứ lực lượng vũ trang
  • Chùa Sóc Lớn
  • Chùa Quang Minh
  • Đền hùng
  • Cụm kiến trúc cổ của Pháp
  • Kho xăng Lôc Quang
  • Thành đất cổ Lộc Ninh
  • Sân bay quân sự Lộc Ninh
  • Nhà giao tế Lộc Ninh
  • Đình thần Hưng Long

Lễ hội truyền thống

  • Lễ hội chol chnam Thmay
  • Lể hội đâm trâu
  • Lể hội đầu trâu mừng lúa
  • Tết mừng lúa mới
  • Lễ bỏ mả
  • Lễ hội miếu Bà Rá
  • Giỗ tổ Hùng Vương

 

ĐĂNG KÝ HỌC NGAY

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here