Trang chủ HỎI ĐÁP VỀ SƯ PHẠM Thông tư liên tịch 06/2015/TT-BGDĐT-BNV quy định về nhân sự trong cơ...

Thông tư liên tịch 06/2015/TT-BGDĐT-BNV quy định về nhân sự trong cơ sở giáo dục mầm non công lập

969
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
– BỘ NỘI VỤ

——-
Số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc      

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015

 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị, vận dụng các quy định tại văn bản này để thực hiện.
Điều 2. Nguyên tắc xác định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định của pháp luật.
3. Số lượng trẻ trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này là căn cứ xác định định mức giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Điều 3. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
a) Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
b) Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
c) Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
2. Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo, số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
a) Lớp mẫu giáo 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ;
b) Lớp mẫu giáo 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ;
c) Lớp mẫu giáo 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ.
3. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm, lớp được giảm 05 (năm) trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.
Điều 4. Danh mục khung vị trí việc làm
Danh mục khung vị trí việc làm trong nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non gồm:
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ quản lý, điều hành (02 vị trí):
a) Hiệu trưởng;
b) Phó Hiệu trưởng.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên mầm non.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ (04 vị trí):
a) Kế toán;
b) Văn thư;
c) Y tế;
d) Thủ quỹ.
Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, các vị trí việc làm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d của Khoản này đều phải thực hiện kiêm nhiệm.
Căn cứ khối lượng công việc thực tế của nhiệm vụ kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ, các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ xây dựng đề án vị trí việc làm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Định mức số lượng người làm việc
1. Hiệu trưởng:
Mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có 01 Hiệu trưởng.
2. Phó Hiệu trưởng:
a) Mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có số lượng Phó Hiệu trưởng như sau:
– Nhà trẻ được bố trí 01 Phó Hiệu trưởng;
– Trường mẫu giáo, trường mầm non có dưới 09 nhóm, lớp đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có dưới 06 nhóm, lớp đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 Phó Hiệu trưởng;
– Trường mẫu giáo, trường mầm non có 09 nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có 06 nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 Phó Hiệu trưởng.
b) Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có từ 05 điểm trường trở lên có thể bố trí thêm 01 Phó Hiệu trưởng.
3. Giáo viên mầm non:
a) Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau:
– Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
b) Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
– Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;
– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 – 6 tuổi;
– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 – 6 tuổi.
c) Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập áp dụng định mức giáo viên mầm non quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
4. Kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ:
Căn cứ khối lượng công việc thực tế, nhu cầu và vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ xác định số lượng người làm việc tối đa không vượt quá 02 người để thực hiện nhiệm vụ về kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ.
Điều 6. Lao động hợp đồng
1. Nấu ăn: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có tổ chức bán trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn như sau: Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký 01 lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn.
2. Bảo vệ: Căn cứ vào điều kiện kinh phí, nhu cầu, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, nhưng không vượt quá 02 người.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Căn cứ hướng dẫn của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
b) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
   KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   
Trần Anh Tuấn Nguyễn Thị Nghĩa

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Công báo;
– Website Chính phủ; Website Bộ Giáo dục và Đào tạo; Website Bộ Nội vụ;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
– Lưu: Bộ Giáo dục và Đào tạo (VT, Cục NGCBQLGD, Vụ PC); Bộ Nội vụ (VT, Vụ TCBC).

 

ĐĂNG KÝ HỌC NGAY

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here