Trang chủ HỎI ĐÁP VỀ SƯ PHẠM Thủ tục đăng ký thành lập trường mầm non tư thục

Thủ tục đăng ký thành lập trường mầm non tư thục

955
0

Hỏi: “Em hiện tại muốn thành lập trường mầm non tư thục tuy nhiên lại không có bằng cấp nào liên quan tới giáo dục cả. Xin được tư vấn làm sao để vẫn có thể thành lập 1 trường mầm non hợp pháp. Xin cảm ơn!”

Trả lời:

  • Căn cứ Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT
  • Căn cứ Quyết định số 14/20008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Căn cứ Thông tư 13/2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
  • Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ- CP
  • Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
  • Căn cứ Thông tư số 156/2014/TT- BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 135/2008/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ- CP
  • Căn cứ Thông tư 135/2008/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ- CP

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 14/2008/QĐ BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT thì:

“Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục

1. Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

2. Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;

g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

3. Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi”.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên đây thì bạn có thể làm hồ sơ để xin thành lập trường mầm non tư thục theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trở thành hiệu trưởng trường mầm non tư thục quy định tại Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:

“Điều 13. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.

3. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

4. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường, nhà trẻ theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, nhà trẻ;

c) Dự kiến phương án tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trình Hội đồng quản trị phê duyệt; là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;

đ) Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ;

e) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành viên góp vốn về các hoạt động chăm sóc, giáo dục của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.

5. Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm Hiệu trưởng của một nhà trường, nhà trẻ tư thục.”

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT thì người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

–  Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non . Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

– Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Do vậy, nếu bạn muốn làm Hiệu trưởng trường mầm non tư thục thì bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:

“Điều 4. Chính sách ưu đãi đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của pháp luật”

Bạn có thể tham khảo các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CPquy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2014/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 156/2014/TT- BTC thì: Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại các đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa của địa phương để ban hành mức miễn, giảm tiền thuê đất theo từng lĩnh vực và khu vực địa bàn ưu đãi xã hội hóa tại địa phương sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp theo nguyên tắc:

– Mức tối đa: Miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian của dự án trong thời hạn được Nhà nước cho thuê đất.

– Mức tối thiểu: Không thấp hơn mức ưu đãi đối với dự án được ưu đãi theo pháp luật về đầu tư quy định tại Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.


Các chương trình đào tạo và bằng cấp liên quan đến mở trường mầm non tư thục.

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường mầm non

–          Đối tượng: Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc, chứng chỉ dùng để bổ xung hồ sơ thành lập nhóm trẻ, nhóm lớp, trường mầm non tư thục.

–          Học phí: 3.500.000đ.   Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng mầm non

–          Đối tượng: Hiệu trưởng, hiệu phó các trường, các cán bộ kế cận.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ Trung cấp sư phạm mầm non trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc, chứng chỉ để đề nghị xét làm hiệu trưởng trường mầm non tư thục ( Bắt buộc đối với trường mầm non tư thục là phải có hiệu trưởng)

–          Học phí: 3.500.000đ Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non

–          Đối tượng: Là những cán bộ viên chức, giáo viên, nhân viên chưa qua công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đang công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc.

–          Học phí: 3.000.000đ Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu mầm non. ( Nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em)

–          Đối tượng: Là người có trình độ từ THCS trở lên hoặc tương đương đang làm hoặc có nguyện vọng làm công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng năng lực.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên

–          Chứng chỉ do trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc

–          Học phí: 2.300.000đ    Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cấp dưỡng

–          Đối tượng: Là nhân viên hiện đang làm cấp dưỡng tại các trường mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở…người có nguyện vọng làm nghề cấp dưỡng trong các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

–          Yêu cầu: Biết đọc, biết viết

–          Chứng chỉ do trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc

–          Học phí: 2.000.000  Đăng ký ngay

ĐĂNG KÝ HỌC NGAY

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here