Trang chủ Blog Du Lịch Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương –...

Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước P2

1511
0
Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước P2

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TPHCM – ĐỒNG NAI (30km) – BÌNH DƯƠNG (30km) – BÌNH PHƯỚC (114km). TIỂU VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ 

Tổng quan về tỉnh Bình Dương

Lịch sử địa lý

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.

Tuyến điểm du lịch TPHCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bình Phước P2

Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975.

Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp.

Giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng … và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Di tích danh lam thắng cảnh

  • Chùa bà Thiên Hậu: Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân quen gọi là Chùa Bà-nơi lễ bái quan trọng tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương. Miếu Bà hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xãThủ Dầu Một, Bình Dương. Miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần hiệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu
  • Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát: Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát nằm trên vùng đất 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An thuộc khu vực phía Tây Nam huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 15 km về phía nam. Với vị trí và tầm vóc trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, địa đạo ba xã Tây Nam Bến Cát được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 18/3/1996, có tổng diện tích 230.000m2.​
  • Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng: Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm thị trấn Dầu Tiếng 7km, Núi Cậu – Lòng Hồ Dầu Tiếng là di tích danh thắng đẹp hàng đầu của tỉnh Bình Dương, đã được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh, ngày 17/8/ 2007, một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du ngoạn về nguồn, về với thiên nhiên.
  • Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh: Di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh nằm ở địa điểm thuộc ấp 1 xã Minh Tân (trước là xã Minh Thạnh) huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (vị trí cũng đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng xác định năm 1987). Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 11/5/2010.
  • Chợ Thủ Dầu Một: Hiện chợ Thủ Dầu Một tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Chợ là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.
  • Nhà tù Phú Lợi: Di tích nhà tù Phú Lợi Hiện tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một. Tổng diện tích hiện nay là 77.082m2,đã được nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia ngày 10/07/1980.
  • Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu): Ngôi nhà tọa lạc số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Công trình được thân sinh ông Đẩu là cụ Trần Văn Lân (tương truyền cụ Lân giỏi chữ nho và tinh thông khoa địa lý) xây dựng năm Canh Dần (1890), tháng Trọng Xuân (tháng hai), nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 02 cách ngày nay (2007) là 115 năm, được công nhận di tích Quốc gia ngày 29/4/1993.
  • Nhà cổ Trần Công Vàng: Ngôi nhà tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính (nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành vào khoảng năm 1889 – 1892. Ngôi nhà được công nhận di tích cấp Quốc ngày 07/01/1993.
  • Chùa Hội Khánh: Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
  • Núi Châu Thới: Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.
  • Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường:  Nhà thờ Chánh toà toạ lạc tại khu vực vòng xoay ngã 6 Thủ Dầu Một. Công trình đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho khu vực trung tâm thành phố.
  • Gốm sứ Tân Phước Khánh – Thị xã Tân Uyên: Làng gốm Tân Phước Khánh là một trong 3 trung tâm gốm sứ lớn ở Bình Dương cùng với làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa. Các cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Phước Khánh hiện nay sản xuất gốm sứ theo hai dòng sản phẩm: gốm sứ dùng trong sinh hoạt và gốm sứ mỹ nghệ.
  • Nghề làm heo đất – Lái Thiêu: Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
  • Làng nhang Dĩ An: (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề đã có hơn 100 năm tuổi nay vẫn lặng lẽ tồn tại và phát triển trong lòng một thị xã công nghiệp hóa sôi động.
  • Vườn cây ăn trái Lái Thiêu: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu nổi tiếng từ xưa đến nay là vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc sắc của Bình Dương và của cả vùng Đông Nam bộ, đã từng được xem là “Thánh địa” của các loại cây lành trái ngọt.
  • Suối Trúc – Dầu Tiếng: Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751 đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt ngàn là đến Suối Trúc.
  • Du lịch sinh thái Hồ Nam – Tân Uyên, Bình Dương: Khu du lịch sinh thái Hồ Nam – Tân Uyên nằm trên trục đường ĐT743, nơi giáp ranh giữa huyện Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một và TX.Thuận An.
  • Làng tre Phú An): Địa chỉ: Số 124 đường ĐT744, xã Phú An, TX. Bến Cát
ĐĂNG KÝ HỌC NGAY

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here