Nội dung chính
LỚP DẠY HỌC NẤU CHÈ BỐN MÙA MỞ QUÁN KINH DOANH
Chè là một món ăn giải trí là món ngon được người Việt Nam yêu thích. Trời nóng có chè đá mát lạnh giải nhiệt, trời lạnh có chè nóng ấm áp ngọt ngào. Trên thế giới cũng có rất nhiều món chè khác nhau.
Đôi nét về món chè ở Việt Nam
Ngày xưa nếu muốn được ăn chè thì phải chờ tới Tết. Vì chỉ tới Tết mọi nhà mới nấu chè (do một phần cũng vì đời sống còn khó khăn nên không phải lúc nào muốn ăn cũng được). Tết Thanh minh thì ăn chè xôi nước (chè trôi nước); tết Đoan Ngọ thì ăn chè đậu đen, đậu đỏ; tết Nguyên đán chì được ăn chè con ong, chè bà cốt…
Và có lẽ chẳng ai biết chè có tự khi nào, nguồn gốc từ đâu, do ai đặt tên nhưng từ xa xưa những món chè đã được mọi người biết đến ở khắp mọi nơi, và cả trong những câu ca dao xưa mộc mạc giản dị, chè cũng xuất hiện một cách tự nhiên và bình dị: “Mặc dù cha đánh mẹ đe/Em đây chẳng bỏ bát chè ngọt ngon”. Hay “Ăn trầu thì phải có vôi/Cúng rằm thì phải có xôi có chè”.
Ngày nay, chè đã trở nên phổ biến là một nét văn hóa của người Việt. Ở bất kỳ đâu và bất kì thời điểm nào, chúng ta đều có thể thưởng thức những món chè ngon ngọt, đa dạng, phong phú và hợp với khẩu vị của mình.
Tên “chè” thường ghép với các nguyên liệu để tạo nên tên một thứ chè. Từ đó, ta có vô số các loại chè, như chè bắp, chè bông lau, chè bột báng, chè bột năng, chè bột lọc, chè bột khoai, chè củ năng, chè củ mài, chè củ từ, chè củ súng, chè vừng, chè kê, chè mè đen, chè đậu đãi, chè đậu phọng (chè lạc), chè chuối. Bên cạnh đó, chè còn có những thành phần mặn hòa với chất ngọt tạo nên các loại như chè lạp xường, chè thịt quay, chè trứng đỏ, chè trứng trắng, chè trứng cút, chè bột lọc thịt quay, …
Cái tên chè cũng đa dạng như chính thành phần của nó. Có những cái tên được nhắc tới như một món chè dân gian như chè bà cốt (hay còn gọi là chè con ong), chè bà ba,…Rồi được gắn với các địa danh như chè Huế, chè Nam Bộ…và cả những chè được du nhập như chè Thái, chè Sing….
Hocodau.edu.vn xin giới thiệu khóa học nấu chè – dạy nấu chè bốn mùa
- Thời lượng chương trình: 10 buổi
- Thời gian học: Thứ 2-4-6, Thứ 3-5-7, hoặc thứ 7 và chủ nhật
- Ca học: Sáng 8h-11h, Chiều 2h- 5h, Tối 18h-21h
- Học phí: 5.000.000 VNĐ/khóa học ( bao gồm Nguyên vật liệu, phụ liệu thực hành, chứng nhận cuối khóa học)
Nội dung học nấu chè
Học viên lựa chọn thực hành tại lớp các loại chè sau:
(Lưu ý: Các món chè có thể thay đổi theo nhu cầu học của học viên)
– Lý thuyết kỹ thuật chế biến chè
– Xuka caramel, carmel chân trâu, caramel khúc bạch, sữa tươi chiên
– Sữa chua các loại: Sữa chua mít, sữa chua nếp cẩm, Sữa chua sương sa, sữa chua dẻo, sữa chua caramel, sữa chua sầu riêng, sữa chua đậu đỏ, sữa chua thạch, sữa chua kiwi, sữa chua trà xanh matcha…)
– Chè nha đam các loại
– Chè thái các loại: Thái trân châu, Thái đậu đỏ, Thái thập cẩm, thái khoai mon, Thái sầu riêng, thái bưởi, thái chuối, thái ngô, thái hoa quả, chè thái khúc bạch..)
– Kem xôi
– Chè cendol
– Chè các loại: Chè Huế, Thạch lá găng dừa tươi, chè xoài chân châu, chè bobo chacha¸chè hạt sen long nhãn, chè thập cẩm, chè chuối, chè khoai môn, chè sầu riêng, chè sương sa hạt lựu, chè xoài, chè sa kê, chè kiểm, chè lục tàu xá, chè bưởi, chè khúc bạch, Chè cốm, Chè Singapore hoa quả rong biển, chè long nhãn nha đam, chè măng cụt, chè củ năng,…)
Địa điểm đăng ký học nấu chè
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Số 12, Trần Thiện Chánh, P12, Q 10
- Số 195, Nguyễn Gia Trí (D2), P25, Bình Thạnh
Tại Hà Nội
- CN1: Lô 7- 14-15 BT1 Khu đô Thị Tân Tây Đô, Đan Phượng
- CN2: 451 – 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy
- CN7: Ngõ 61 Phạm Tuấn Tài, Cầu Giấy
- CN8: Ngõ 213 Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân
- CN9: Ngõ 21 đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm
Tại Đà Nẵng
- Tiểu La, Bắc Hòa Cường, Hải Châu
- Điện Biên Phủ – Thanh Khê
Tại Khánh Hòa – Nha Trang
- Đường B1, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung.
Tại Hải Phòng
- Số 156/109 Trường Chinh, KCN Đồng Hoà, Kiến An, Hải Phòng